Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Má phanh ô tô: phân loại, hiện tượng hư hỏng và cách thay thế

Má phanh ô tô là bộ phận phải chịu nhiều áp lực và nhiệt độ cao do mát sát nên rất dễ bị mòn và hư hỏng.

Tuy nhiên, việc má phanh hư hỏng các chủ xe khó có thể quan sát bằng mắt thường, do đó người dùng cần phải cảm nhận qua những dấu hiệu khi xe vận hành. Mà đa phần tới khi bảo dưỡng sửa chữa gầm xe ô tô mới được các kỹ thuật viên kiểm tra.

tìm hiểu về má phanh ô tô chi tiết

Việc không nhận biết được những dấu hiệu má phanh đang hư hỏng, có thể dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm khi đang lưu thông trên đường!

Vậy má phanh xe ô tô là gì? Có những loại má phanh nào? Thời điểm nào cần phải thay thế má phanh định kỳ? Cách kiểm tra má phanh xe ô tô ra sao? Giá của má phanh xe ô tô là bao nhiêu?…

Tất cả những câu hỏi liên quan đến má phanh xe ô tô sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân nhé!

Má phanh ô tô là gì?

Má phanh xe ô tô là bộ phận quan trọng giúp hỗ trợ việc dừng/đỗ xe theo ý muốn của người lái. Với sự phát triển về kỹ thuật của ngành công nghiệp ô tô, các loại má phanh cũng liên tục được cải tiến và nâng cấp. Do đó mà cũng có rất nhiều loại má phanh khác nhau như: má phanh hữu cơ, kim loại, gốm.

Má phanh hay còn được gọi là bố thắng, là bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hệ thống phanh xe ô tô. Má phanh đảm nhận nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, để tạo ra lực ma sát giúp tốc độ quay của bánh xe giảm (1).

Các loại má phanh của xe ô tô?

Hiện nay trên thị trường, có 3 loại má phanh ô tô chính đó là: Má phanh hữu cơ, má phanh kim loại và má phanh gốm.

1. Má phanh hữu cơ

má phanh hữu cơ organic

Má phanh khi mới được sáng chế được làm từ chất liệu amiăng. Tuy nhiên, sau một thời gian các chuyên gia phát hiện rằng chất amiang là hợp chất có khả năng gây ung thư nếu như tiếp xúc trong thời gian dài.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời má phanh hữu cơ. Loại má phanh này sử dụng chất liệu an toàn như các loại sợi, cao su, hợp chất cacbon, thủy tinh hoặc sợi thủy tinh… liên kết với nhau thông qua nhựa resin.

Loại má phanh hữu cơ này chỉ tạo ra một lượng ma sát vừa đủ, đồng thời cũng không phát sinh nhiệt quá lớn. Do đó sẽ giúp xe vận hành êm ái và không tạo ra tiếng ồn quá lớn khi phanh.

Tuy nhiên, má phanh ô tô hữu cơ lại nhanh bị mài mòn nên cần phải thay mới thường xuyên. Ngoài ra, loại má phanh này chỉ có thể hoạt động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp. Khi thời tiết quá nắng nóng hay phanh quá mạnh, thì hiệu suất của má phanh sẽ sụt giảm đáng kể.

2. Má phanh kim loại

má phanh kim loại

Má phanh kim loại được làm từ 30 – 70% kim loại (sắt, thép, đồng, hoặc các hợp kim composite khác), cộng với chất bôi trơn graphite và các chất phụ gia khác.

Do được làm chủ yếu từ kim loại nên loại má phanh này có hiệu suất phanh tốt hơn trong phạm vị nhiệt, và điều kiện lái đa dạng hơn. Mặt khác, má phanh kim loại có khả năng dẫn nhiệt rất tốt, giúp hệ thống phanh đĩa ô tô được làm mát hiệu quả và nhanh hơn.

Loại má phanh ô tô kim loại này cũng không nén nhiều như phanh hữu cơ, nên người lái không cần phải sử dụng quá nhiều lực khi muốn dừng xe.

Tuy nhiên, má phanh được làm bằng kim loại sẽ sinh ra nhiều tiếng ồn hơn so với các loại má phanh làm bằng hữu cơ hay gốm. Lực ma sát của má phanh kim loại tạo ra mạnh hơn, khiến áp lực và độ hao mòn lên đĩa phanh lớn hơn, lượng bụi được sinh ra cũng nhiều hơn.

Về giá cả, má phanh kim loại đắt hơn má phanh hữu cơ và thấp hơn má phanh làm bằng gốm.

3. Má phanh gốm

má phanh gốm ceramic

Má phanh gốm được phát triển từ giữa năm 1980. Vật liệu tạo nên loại má phanh ô tô gốm (ceramic) này tương tự như chất liệu gốm tạo nên chén đĩa hàng ngày, nhưng nó dày và bền hơn rất nhiều. Ngoài ra, để gia tăng cường độ ma sát và khả năng dẫn nhiệt, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm các sợi đồng.

Má phanh gốm được đánh giá cao bởi độ êm khi sử dụng và gần như không tạo ra tiếng ồn. Nếu so sánh với má phanh hữu cơ, thì má phanh gốm chiếm ưu thế hơn rất nhiều về khả năng hạn chế lượng bụi sinh ra, độ mòn thấp hơn, phạm vi nhiệt độ cũng như điều kiện vận hành đa dạng hơn.

Sở hữu nhiều ưu điểm nên chi phí sản xuất loại má phanh này cũng đắt hơn so với loại má phanh hữu cơ và kim loại. Ngoài ra, khả năng hấp thụ nhiệt của gốm không tốt và đồng đều như những loại vật liệu khác, nên nhiệt lượng phát ra từ quá trình phanh sẽ thoát ra khỏi má phanh, đi vào các phần còn lại của hệ thống.

Từ đó xuất hiện tình trạng hao mòn cho các bộ phận liên quan khác. Loại má phanh này cũng không được xem là sự lựa chọn tối ưu, khi lái xe trong các điều kiện như thời tiết rất lạnh hoặc trên đường đua.

Dựa vào các đặc tính cũng như ưu nhược điểm của các loại má phanh xe ô tô nêu trên, thì má phanh hữu cơ thường được sử dụng phổ biến cho các dòng xe phổ thông, đáp ứng được nhu cầu lái xe hàng ngày. Còn loại má phanh kim loại và gốm lại phù hợp sử dụng trên các loại xe hạng nặng và có công suất lớn.

Thời điểm thay má phanh ô tô định kỳ

thay má phanh ô tô định kỳ

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chủ xe nên kiểm tra và thay má phanh xe ô tô định kỳ sau khoảng 60.000 – 80.000km xe vận hành, hoặc sau 2 năm sử dụng (tùy điều kiện nào đến trước).

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe trong điều kiện liên tục phải phanh như di chuyển những đoạn đường đông đúc, đồi núi… thì má phanh sẽ nhanh mòn hơn. Từ đó mà thời gian thay thế có thể phải diễn ra sớm hơn.

Vậy nên, rất khó để nói chính xác thời điểm cần thay mới má phanh. Bởi nó sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện sử dụng, thói quen điều khiển xe, chế độ bảo dưỡng phanh… Để xác định chính xác thời điểm cần thay mới, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra tình trạng má phanh thường xuyên.

Tìm hiểu thêm về: Càng chữ A trên ô tô một chi tiết quan trọng bậc nhất của hệ thống gầm.

Các nguyên nhân khiến má phanh bị hỏng

nguyên nhân hỏng má phanh xe ô tô

Trong quá trình sử dụng phanh, má phanh ô tô liên tục phải chịu lực ma sát nên sẽ bị hao mòn theo thời gian. Do đó, chủ xe cần phải kiểm tra và thay má phanh định kỳ để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.

Một số nguyên nhân khiến má phanh xe ô tô nhanh xuống cấp hơn bình thường có thể kể tới như:

  • Không vệ sinh và bảo dưỡng má phanh định kỳ: Má phanh khi bị bụi bám bẩn nhiều, nếu không được vệ sinh sẽ nhanh mòn hơn.
  • Ắc suốt phanh bị gỉ sét: Khi gioăng cao su bọc ngoài bị rách thủng, ắc suốt phanh có thể bị gỉ sét và hư hỏng. Điều này khiến ắc suốt không thể quay về đúng vị trí lúc piston tác động lực lớn khi phanh, khiến má phanh bị ảnh hưởng.
  • Bàn đạp phanh ngắn: Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến má phanh nhanh mòn hơn. Bởi bàn đạp phanh ngắn sẽ khiến phanh nhạy hơn, làm má phanh bị ghì chặt vào đĩa phanh nên nhanh mòn.
  • Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm: Khi xảy ra va chạm, đĩa phanh có thể sẽ bị biến dạng. Nếu không sớm xử lý, má phanh sẽ nhanh bị mòn do khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều.
  • Nước lọt vào khiến má phanh nở: Má phanh có thể bị nở ra nếu như nước lọt vào hệ thống.
  • Dầu phanh bị nhiễm nước: Dầu phanh bị nhiễm nước có thể dẫn tới nhiều trục trặc cho toàn bộ hệ thống phanh.

Nếu xe của bạn đang có dấu hiệu của sự rò rỉ môi chất, hãy tham khảo ngay: Hiện tượng xe ô tô bị chảy dầu dưới gầm

Các hiện tượng khi bố thắng bị mòn

hiện tượng má phanh bị mòn

Có nhiều cách khác nhau để xác định độ mòn của má phanh ô tô. Theo đó, bạn có thể quan sát và cảm nhận qua những dấu hiệu sau:

  1. Xe xuất hiện tiếng kêu lạ khi phanh: Thường những tiếng kêu này là tiếng “ken két”, hay “kin kít”.
  2. Vô lăng bị rung khi đạp phanh: Khi đạp phanh mà vô lăng xe bị rung, thì khả năng cao là má phanh đã mòn.
  3. Xe bị lệch khi phanh: Khi đạp phanh, nếu nhận thấy xe có xu hướng di chuyển lệch về một bên, thì cũng có thể là má phanh đã mòn nhiều hơn về 1 bên.
  4. Phanh không ăn: Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phanh không ăn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất đó là má phanh đã bị mòn.
  5. Đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng: Các dòng xe ô tô đời mới hiện nay đều được trang bị hệ thống cảm biến và đèn cảnh báo lỗi phanh khi má phanh bị mòn quá mức tiêu chuẩn, thì đèn cảnh báo sẽ sáng để thông báo đến người dùng.

Cách thay thế bố thắng ô tô

cách thay bố thắng ô tô

Để thay thế má phanh ô tô không quá khó khăn. Nếu bạn là người am hiểu về kỹ thuật ô tô và có đầy đủ các công cụ cần thiết, thì bạn có thể tự thực hiện công việc này tại nhà. Cụ thể, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tháo bánh xe

Đầu tiên, bạn hãy sử dụng kích để nâng xe lên và tháo bánh xe ra.

Bước 2: Mở cụm piston phanh

Phía sau kẹp phanh có bulong ắc suốt phanh bọc sao su. Hãy tháo bulong và sử dụng lẫy cụm piston ra khỏi cụm phanh. Hãy chú ý sau khi tháo cụm piston ra, hãy sử dụng dây để cột lại, không nên để pittong bị treo bằng ống dầu phanh, bởi điều này dễ làm hỏng ống dầu.

Bước 3: Tháo má phanh cũ và lắp má phanh mới vào

Khi đã mở được cụm piston thì hãy tiếp tục mở má phanh ô tô cũ, sau đó lắp má phanh mới vào. Hãy chú ý ghi nhớ thứ tự mở má phanh, nhất là các phe cài để có thể dễ dàng lắp đặt má phanh mới.

Bước 4: Ép piston phanh

Độ dày của má phanh cũ và má phanh mới luôn khác nhau, nên khi thay má phanh mới vào sẽ khó vào vị trí piston. Do đó, bạn cần dùng cảo piston, nén piston trở lại vị trí ban đầu để có thể khớp với phanh và má phanh mới.

Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe

Hãy lắp piston lại theo theo đúng cơ cấu phanh, sau đó tra thêm dầu vào bulong ắc suốt phanh. Cuối cùng là lắp lại bánh xe và chạy thử để kiểm tra phanh.

Giá của má phanh xe ô tô là bao nhiêu?

giá má phanh xe ô tô

Trung bình, giá của má phanh sẽ dao động từ 600.000 – 1.500.000 đồng/cặp đối với những dòng xe phổ thông. Còn những mẫu ô tô hạng sang thì giá sẽ trên 2.000.000 đồng/cặp.

Vậy nếu bạn đang mong muốn tìm được một địa chỉ thay mới má phanh cho chiếc xe của mình, với chất lượng và chi phí tốt nhất tại khu vực Hà Nội.

Bạn có thể liên hệ với 911 Workshop – Gara sửa chữa ô tô uy tín tại Quận Long Biên qua Hotline để được tư vấn và báo giá ngay!

Trên đây là toàn bộ các thông tin về má phanh ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc, bảo vệ và sử dụng xe của mình.

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 12:14, 03-07-2024
[Sassy_Social_Share]
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

gara bảo dưỡng điều hòa ô tô uy tín

Gara bảo dưỡng điều hòa ô tô: báo giá và quy trình chuyên nghiệp

lốc điều hòa ô tô là gì

Lốc điều hòa ô tô: Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp

chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô

Chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô đắt không? Gara nào uy tín?

gara sửa chữa hộp số tự động ô tô uy tín

Gara sửa chữa hộp số tự động ô tô: Uy tín, an toàn, giá tốt

tìm hiểu chi tiết về vỉ van hộp số ô tô

Vỉ van hộp số ô tô là gì? Cấu tạo và những hư hỏng thường gặp

cao su chân hộp số ô tô là gì

Cao su chân hộp số ô tô là gì? Các hư hỏng và chi phí thay thế?

0988123456