Phanh tay điện tử EPB là hệ thống được cải tiến để thay thế cho phanh tay cơ học. Hệ thống này đang dần thay thế cần kéo truyền thống, thay vào đó người dùng chỉ cần nhấn nút để kích hoạt phanh tay.
Hệ thống EPB là tính năng an toàn ô tô được cải tiến từ hệ thống phanh tay cơ khí. Hệ thống này đang được áp dụng rộng rãi trên rất nhiều dòng xe, kể cả là các dòng xe phổ thông giá rẻ. Tác dụng của chúng là hỗ trợ quá trình lái xe được trở nên an toàn hơn trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì hệ thống phanh EPB cũng sẽ gặp phải các lỗi hư hỏng. Nếu như không sớm phát hiện và sửa chữa, nó có thể gây ra những tình huống nguy hiểm cho người dùng.
Vậy hệ thống phanh điện tử trên ô tô là gì? Có những dòng xe nào được ứng dụng hệ thống này? Những hư hỏng trên phanh EPB là gì? Ưu và nhược điểm mà phanh EPB mang lại? Cách thức sử dụng ra sao?…
Tất cả những câu hỏi liên quan đến hệ thống phanh EPB sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Phanh tay điện tử trên ô tô là gì?
Việc quên kéo hoặc hạ phanh tay khi dừng đỗ xe là chuyện không mấy xa lạ đối với những người mới lái xe. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho người lái cũng như những người xung quanh.
Hệ thống phanh tay điện tử EPB – Electronic Parking Brake được ra đời nhằm loại bỏ đi những tình huống nguy hiểm này. Phanh EPB là loại phanh được điều khiển tự động hoàn toàn. Vị trí của phanh được biểu thị bằng chữ P trong vòng tròn gần khu vực cần số, hoặc nằm trên bảng hiển thị của xe.
Khi người lái nhấn nút thông qua một cần gạt (được đánh dấu bằng chữ P), cặp motor điện sẽ được kích hoạt, hệ thống phanh sẽ sử dụng lực phanh lên các bánh xe cho tới khi xe dừng hẳn và giữ chúng cố định không di chuyển (1).
Hệ thống EPB được ứng dụng trên dòng những xe nào?
GM và Ford là hai hãng xe sở hữu hệ thống phanh tay điện tử sử dụng dây cáp. Ngoài ra, hệ thống này còn được ứng dụng trên rất nhiều dòng xe khác nhau như BMW 5 và 7 Series, Lexus LS 460, các dòng xe của Land Rover, Mercedes, Audi, Jaguar X-Type và XJ, Z4…
Cơ cấu chấp hành của hệ thống EPB này bao gồm một cơ cấu kéo dây cáp phanh tay và một motor. Bộ điều khiển hệ thống sẽ tiếp nhận những tín hiệu kích hoạt từ nút bấm, sau đó gửi thông tin đến motor để điều khiển (cơ cấu này chỉ được áp dụng cho loại phanh tang trống).
Còn trên dòng Cadillac CTS, thì bộ chấp hành của phanh EPB và bộ điều khiển được thiết kế chung cùng một bộ và đặt phía sau khung xe. Còn ở trên các dòng xe của Jaguar và Lincoln thì sẽ được lắp đặt phía sau cốp, bộ điều khiển cũng nằm trong cốp gần vòm bánh xe trái.
Trên một số dòng xe của Đức như Audi, Mercedes hay Volkswagen, cùm phanh sẽ ở bánh sau có thêm một động cơ nhỏ và hộp số giảm tốc. Bánh răng sẽ đảm nhận nhiệm vụ tăng lực cho động cơ và sử dụng nó để đẩy piston phanh ép má phanh vào đĩa phanh.
Do cấu tạo tương đối phức tạp này mà quá trình bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, các mẫu xe châu u thì hệ thống phanh điện tử EPB còn có thể được kích hoạt và hủy kích hoạt bằng máy chẩn đoán.
Do cấu tạo phức tạp này mà quá trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, ở các mẫu xe châu u, hệ thống phanh điện tử (EPB) có thể được kích hoạt và hủy kích hoạt bằng máy chẩn đoán.
Những hư hỏng thường gặp của phanh tay điện tử
Việc điều khiển trên một chiếc xe đang gặp phải các lỗi hư hỏng ở phanh EPB có thể tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn khi điều khiển xe. Nếu gặp phải một trong các lỗi sau, bạn nên nhanh chóng mang xe đến các gara sửa chữa ô tô để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời:
1. Phanh bị mòn
Trong trường hợp phanh bị mòn quá mức có thể khiến xe không thể dừng lại. Xe có thể sẽ tiếp tục di chuyển ngay cả khi bạn đã kích hoạt hệ thống EPB. Trong trường hợp xấu có thể xảy ra va chạm và gây tai nạn.
2. Xe không thể dừng hay đỗ cố định
Chiếc xe có thể bị trôi dẫn tới va quẹt, gây thương tích về người hoặc hư hỏng về tài sản.
3. Những hư hại nặng nề hơn
Trong trường hợp phanh tay điện tử EPB hư hỏng hoàn toàn, nếu như không sớm sửa chữa có thể xảy ra những vấn đề nghiêm trọng hơn trong quá trình sử dụng xe. Lúc này, việc điều khiển xe có thể mất an toàn, đồng thời tốn nhiều thời gian và chi phí để khắc phục hơn về sau.
Tìm hiểu thêm: gara chuyên sửa chữa ô tô cao cấp
Nguyên nhân khiến EPB gặp lỗi
Các hệ thống điện tử nói chung và hệ thống phanh điện tử nói riêng rất dễ gặp phải các lỗi ở mạch điện giữa bộ điều khiển, công tắc, bộ dẫn động bị hở hoặc ngắn mạch. Các lỗi phổ biến nhất thường là do cầu chì bị chập, cháy hoặc lỗi điện áp hệ thống thấp.
Vậy nếu như hệ thống phanh tay điện tử trên chiếc xe của bạn không thể phanh tự động hoặc nhả bằng tay, thì nguyên nhân có thể là do:
- Bộ điều khiển hệ thống phanh EPB đang gặp lỗi.
- Motor chấp hành của EPB hư hỏng.
- Kết nối giữa công tắc và bội điều khiển EPB bị kém.
- Các dây cáp bị ăn mòn hoặc kẹt.
- Công tắc bàn đạp phanh gặp lỗi.
Trên các dòng xe hơi đời mới ngày nay, khi hệ thống phanh EPB gặp lỗi hư hỏng thì sẽ có đèn cảnh báo lỗi trên bảng taplo hiển thị để thông báo đến người dùng. Hệ thống sẽ ghi nhận và xác định lỗi, bạn có thể sử dụng máy chẩn đoán để đọc các lỗi hư hỏng này. Sau đó sử dụng phần mềm hướng dẫn sửa chữa để xử lý chúng.
Ưu và nhược điểm của hệ thống
Tuy mang đến rất nhiều lợi điểm, nhưng hệ thống phanh tay điện tử EPB cũng sẽ có những nhược điểm riêng. Cụ thể, phanh EPB sẽ mang đến những ưu và nhược điểm như sau:
1. Ưu điểm của phanh điện tử EPB
Phanh EPB giúp tiết kiệm diện tích và giúp nội thất xe trở nên sang trọng hơn nhờ vào việc thay thế cần gạt phanh tay bằng chỉ một nụt bấm.
Phanh điện tử EPB được tích hợp chức năng tự unlock khi người lái đạp chân ga trong điều kiện người lái đã thắt dây đai an toàn và cửa bên lái đã đóng kín. Từ đó loại bỏ đi những nguy hiểm do việc quên nhả phanh tay, dẫn tới những hiện tượng như kẹt dính, cháy và trơ lì má phanh.
Nếu như phải dừng đỗ xe giữa dốc và muốn tiếp tục di chuyển, hệ thống EPB sẽ cho phép người lái dễ dàng thao tác hơn, chỉ việc giữ chân phanh và kéo lẫy lên, sau chuyển chân sang bàn đạp ga để tiếp tục di chuyển.
2. Nhược điểm của phanh điện tử EPB
Không có sản phẩm nào là hoàn hảo, kể cả phanh điện tử EPB cũng vậy. Tuy được đánh giá cao về những ưu điểm mà nó mang lại, giúp người dùng cảm thấy thoải mái và gia tăng độ an toàn, nhưng nó vẫn tồn tại những nhược điểm riêng như:
- Tuổi thọ của phanh tay là không cao mặc dù tần suất hư hỏng không nhiều. Ngoài ra, khi ắc quy “chết” cũng sẽ khiến hệ thống không hoạt động. Điều này đôi khi gây nên sự bất tiện cho người dùng.
- Chi phí cho việc sửa chữa là khá cao.
- Khi sử dụng phanh, một số dòng xe sẽ có hiện tượng bị rung nhẹ khi nhấn chân phanh.
Cách sử dụng phanh tay điện tử trên ô tô
Đối với các lái mới, việc sử dụng phanh tay EPB đôi khi khiến họ cảm thấy bối rối và không chắc chắn. Do đó, việc học cách sử dụng hệ thống EPB là vô cùng quan trọng.
Vậy sử dụng phanh EPB như thế nào cho đúng? Bạn có thể sử dụng hệ phanh EPB theo các bước sau đây:
- Nếu như cần số ở vị trí khác P, để kích hoạt hệ thống phanh EPB, người lái cần đạp phanh rồi nhấn nút P.
- Khi nhả càn phanh, người lái cần nhấn bàn đạp phanh, sau đó nhấn cần điều khiển có ký hiệu chữ P. Khi nhả phanh tay, đèn cảnh báo phanh tay tắt sẽ sáng. Điều này sẽ giúp người lái loại bỏ được nguy cơ xe bị trượt do quên đạp phanh.
- Nếu như bạn quên nhả phanh tay mà vẫn để chân ga, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng Mở khóa để tránh khóa phanh.
- Khi muốn dừng đỗ xe, bạn chỉ cần chuyên cần số về P và phanh sẽ tự động kích hoạt.
- Khi sử dụng phanh tay điện tử, nếu như bạn là lái mới thì cần phải lưu ý không cho xe tiếp tục chạy khi đèn cảnh báo phanh tay vẫn sáng. Mặc dù lúc này chế độ mở khóa đã được kích hoạt, nhưng thao tác này lặp đi lặp lại nhiều lần khi xe đang chạy có thể sẽ khiến hệ thống phanh hư hỏng.
Thông thường, khi kích hoạt phanh điện tử, xe sẽ phát ra một tiếng động lạ hoặc rung nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy hệ thống phát ra tiếng ồn lớn và rung quá nhiều, bạn nên kiểm tra hệ thống.
Phân biệt hệ thống EPB với hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Các lưu ý khi sử dụng hệ thống EPB
Để đảm bảo việc sử dụng hệ thống phanh EPB hiệu quả, bền bỉ và đảm bảo tính an toàn, chủ xe cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Không nên di chuyển xe trong khi đèn cảnh báo phanh sáng. Bởi cho dù hệ thống phanh có giúp chuyển sang chế độ tự động Unlock, thì nếu bạn thực hiện việc này nhiều lần có thể sẽ khiến hệ thống phanh và hệ thống truyền động gặp hư hỏng.
Một số hiện tượng xảy ra đối với hệ thống phanh mà chủ xe có thể yên tâm: xuất hiện tiếng động lạ, rung nhẹ ở bàn đạp phanh. Những hiện tượng này hoàn toàn bình thường, nên bạn có thể yên tâm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống phanh tay điện tử mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.
Nếu xe của bạn đang gặp phải lỗi trên và đang cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi – Garage 911 Workshop chuyên sửa chữa các dòng xe đời mới và xe cao cấp. Chúc các bạn lái xe an toàn!