Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS trên ô tô – Traction Control System

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là một trong số những trang bị thuộc hệ thống an toàn trên xe hơi, giúp gia tăng khả năng bám đường của bánh xe!

tìm hiểu hệ thống kiểm soát lực kéo tcs

Điều kiện địa hình vận hành khó khăn như đường trơn trượt, bùn lầy… là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến tính an toàn khi sử dụng xe ô tô.

Để hạn chế tình trạng này, các nhà sản xuất xe hơi đã nghiên cứu và trang bị nhiều tính năng hỗ trợ. Một trong số đó là tính năng kiểm soát lực kéo.

Cùng với hệ thống ESC, hệ thống TCS được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe đời mới hiện nay. Với khả năng kiểm soát lực kéo, hệ thống này sẽ mang tới sự an toàn trong suốt quá trình xe di chuyển.

Vậy hệ thống TCS kiểm soát lực kéo là gì? Sau đây 911 sẽ cùng bạn tìm hiểu đầy đủ các thông tin về hệ thống này!

Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?

tìm hiểu hệ thống tcs là gì

Hệ thống TCS (Traction Control System) hay còn gọi là hệ thống kiểm soát độ bám đường, là một trong số những hệ thống an toàn trên xe hơi, giúp kiểm soát lực bám đường của các bánh xe dựa trên cảm biến điện tử được đặt ở mỗi bánh. Hệ thống sẽ điều chỉnh lực kéo phân phối đến từng bánh xe, giúp các bánh xe luôn ở trạng thái cân bằng.

Hệ thống kiểm soát độ bám đường rất hữu dụng khi xe chạy ở tốc độ cao, mặt đường trơn trượt, bùn lầy hay khi xe phanh gấp… Trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống TCS còn được gọi là ECU TCS khi được trang bị thêm một bộ điều khiển điện tử ECU riêng biệt (1).

1. Nguồn gốc ra đời

Công nghệ kiểm soát lực kéo được ra đời vào năm 1991 bởi kỹ sư Frank-Werner Mohn của Mercedes-Benz. Câu chuyện bắt đầu từ sau vụ tai nạn mà ông gặp phải vào năm 1989, khi ông đang thử xe trên một đoạn đường dày tuyết tại Thụy Điển.

Lúc này, khi hệ thống phanh vẫn hoạt động hiệu quả, nhưng vị kỹ sư này cũng không thể nào ngăn chiếc xe của mình lao vào dải phân cách. Kể từ thời điểm đấy, ông bắt đầu nhen nhóm phát triển một hệ thống có thể kết nối giữa hệ thống phanh và bộ xử lý trung tâm. Qua đó giúp chiếc xe hạn chế tình trạng bị lật bánh.

Đến năm 1991, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS hoàn thiện, được thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz chấp thuận và tích hợp trên các mẫu xe của mình.

Bên cạnh đó, ông Frank-Werner Mohn không hề giữ lại bản quyền của hệ thống này cho riêng mình, mà ông bán lại cho các nhà cung ứng – những người này sau đó lại bán lại cho các hãng xe trên toàn cầu.

Kết quá là hệ thống TCS ngày càng phổ biến với những tính năng mà nó mang lại. Hiện nay, hệ thống này được xem là trang bị an toàn tiêu chuẩn của rất nhiều hãng xe lớn.

2. Cấu tạo hệ thống TCS

cấu tạo của hệ thống tcs

Hệ thống kiểm soát độ bám đường được cấu tạo kết hợp bởi 5 bộ phận chính sau:

  • Module điều khiển trung tâm.
  • 4 cảm biến.
  • Bộ điều biến.
  • Bánh răng mã hóa vòng quay.
  • Phanh đĩa.

Ngoài 5 bộ phận chính được liệt kê ở trên, hệ thống TCS còn có một số bộ phận từ hệ thống an toàn khác được lắp đặt sẵn trên xe, chúng cùng tham gia vào quá trình kiểm soát lực kéo như: bộ chấp hành phanh, cảm biến độ lệch thân xe, cảm biến gia tốc… và bộ phận chấp hành của hệ thống ga.

3. Nguyên lý làm việc của hệ thống kiểm soát lực kéo

nguyên lý làm việc của tcs

Các cảm biến theo dõi tốc độ trên từng bánh xe trong khi xe vận hành và liên tục truyền tải thông tin này đến ECU điều khiển điện tử. Tại đây, ECU sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin tốc độ của từng bánh xe được gửi về từ cảm biến, đồng thời giám sát tốc độ thực tế của xe.

Nếu như nhận thấy một hoặc toàn bộ các bánh xe quay nhanh hơn bình thường, ECU sẽ phát tín hiệu đến dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC) hoạt động, để áp dụng lực phanh tới các bánh xe nhằm kiểm soát lực kéo của bánh xe.

Lợi ích của hệ thống TCS trên ô tô

lợi ích của hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát độ bám đường có khả năng giới hạn tốc độ vòng quay của bánh xe trong quá trình tăng tốc, sao cho các bánh xe vẫn đảm bảo được độ bám đường tốt nhất. Qua đó giúp người lái dễ dàng kiểm soát chiếc xe, đặc biệt là trong điều kiện đường xá trơn trượt.

Trong một số trường hợp, một vài bánh xe có thể quay nhanh hơn so với những bánh còn lại. Lúc này, hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giảm lực truyền đến các bánh xe quay nhanh để làm chúng quay chậm lại, hoặc phân bổ lực sang những bánh xe khác giúp chúng quay nhanh hơn.

Đa số các hệ thống TCS được ứng dụng trên xe hơi hiện nay, đều sẽ được kết hợp với hệ thống phanh chống bó cứng ABS để gia tăng tối đa sự an toàn.

Nhìn chung, mục đích chính của TCS chính là hạn chế khả năng bị trật bánh – là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đối với những người thiếu kinh nghiệm lái xe.

Hiệu quả mà hệ thống này mang lại đã được kiểm chứng rất nhiều. Theo thống kê của Cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ trong năm 2015, có tới 6.200 trường hợp có nguy cơ xảy ra tai nạn đã được ngăn chặn bởi hệ thống kiểm soát lực kéo TCS này.

Điều gì xảy ra khi đèn báo TCS nổi

taplo hiển thị đèn báo lỗi tcs

Đèn báo TCS nhấp nháy đôi khi không chỉ là thông báo rằng hệ thống đang hoạt động, mà đôi khi một số bộ phận liên quan khác đang gặp lỗi.

Cụ thể, nếu như đèn báo hệ thống TCS vẫn sáng khi xe đã di chuyển qua đoạn đường trơn trượt, thì có thể hệ thống phanh ABS đang gặp trục trặc, hay cảm biến trọng lực trên bánh xe đã hư hỏng.

Do đó, nếu chiếc xe của bạn cũng rơi vào trường hợp này, bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa ô tô để được kiểm tra và sửa chữa ngay, đảm bảo tối đa tính an toàn khi sử dụng xe.

Những câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát lực kéo TCS

Hệ thống TCS tuy đã được ứng dụng rất lâu, nhưng có rất nhiều chủ xe vẫn chưa thể hiểu hết được về công nghệ này. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến hệ thống được người dùng hỏi nhiều nhất:

1. Hệ thống TCS có phải là hệ thống cân bằng điện tử hay không?

Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống TCS và chống bó cứng phanh ABS.

Bộ 3 hệ thống này đều hỗ trợ nâng cao trải nghiệm lái và độ an toàn khi sử dụng xe, bằng cách kiểm soát tốc độ của các bánh xe. Đa phần mỗi chiếc xe đều sẽ được trang bị cả 3 hệ thống này và chúng phối hợp với nhau để mang đến hiệu quả tốt đa.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP sẽ hoạt động như sau: Khi phát hiện ra sự mất ổn định trên một hoặc toàn bộ bánh xe, ECU sẽ kích hoạt phanh trên từng bánh xe dựa vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hoặc ngắt momen từ động cơ tới các bánh xe dựa vào hệ thống kiểm soát lực kéo TCS.

Như vậy, hệ thống TCS và hệ thống cân bằng điện tử là hai hệ thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng hoạt động đồng thời và hỗ trợ nhau trong việc gia tăng tính an toàn khi sử dụng xe.

2. Có thể tắt hệ thống TCS được hay không?

TCS có thể bật/tắt tùy ý bằng công tắc điều khiển. Công tắc này thường được lắp đặt trên vô lăng, bảng điều khiển hoặc bệ cần số. Đối với những xe mà hệ thống TCS là một phần của hệ thống cân bằng điện tử, thì hai công tắc này sẽ là một.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắt TCS trong một số trường hợp nhất định như: xe chạy offroad, xe bị sa lầy, đường bùn đất, hay khi chủ xe muốn drift… Bởi trong các trường hợp này, nếu bật TCS thì hệ thống sẽ cho hãm tốc độ của bánh xe lại. Điều này khiến xe khó thoát lầy hơn.

3. Nguyên nhân khiến đèn hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sáng

Các nguyên nhân dẫn tới đèn TCS sáng đều liên quan đến hệ thống ABS, do những lý do: Cảm biến ABS lỗi, đứt dây điện, nứt gãy; lỗi vòng từ ABS; hoặc nặng hơn có thể bị lỗi ở bộ điều khiển ABS.

Có nên lái xe khi đèn cảnh báo TCS nổi

lưu ý khi sử dụng hệ thống tcs

Như toàn bộ bài viết trên, tầm quan trọng của TCS là rất lớn, khi điều khiển xe mà đèn cảnh báo này hiện lên, sẽ khiến bánh xe hoạt động không đúng cách và mất kiểm soát trên đường trơn trượt Điều này sẽ gây hại cho lốp xe, giảm hiệu suất động cơ và tăng nguy cơ tai nạn.

Vậy nên, điều khiển xe khi đèn báo lỗi TCS sáng là không nên, lúc này bạn nên đi xe với tốc độ chậm và cần tới những gara có đầy đủ các thiết bị chẩn đoán và sửa chữa để kiểm tra ngay.

Mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng, nếu thấy đèn TCS sáng mà không ở gần các trung tâm sửa chữa, bạn có thể tắt máy trong vài phút rồi khởi động lại. Nếu khởi động lại mà đèn không sáng lại thì bạn có thể đi tiếp, còn nếu vẫn sáng thì chắc chắn hệ thống đã bị lỗi.

Kết luận: Có thể nói rằng, hệ thống kiểm soát lực kéo gia tăng rất nhiều độ an toàn khi điều khiển xe ở tốc độ cao, mặt đường trơn trượt… Nhờ khả năng kiểm soát độ bám đường, hệ thống này cũng giúp cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành, đồng thời tối ưu khả năng tăng tốc thoát cua mà không gây trượt bánh hay mất ổn định thân xe.

Xem thêm: hệ thống phanh khẩn cấp ESS

Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có kiến thức tổng quan nhất về hệ thống TCS, cám ơn các bạn theo dõi. Hãy tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác của chúng tôi!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 09:43, 27-05-2024
[Sassy_Social_Share]
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

gara bảo dưỡng điều hòa ô tô uy tín

Gara bảo dưỡng điều hòa ô tô: báo giá và quy trình chuyên nghiệp

lốc điều hòa ô tô là gì

Lốc điều hòa ô tô: Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp

chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô

Chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô đắt không? Gara nào uy tín?

gara sửa chữa hộp số tự động ô tô uy tín

Gara sửa chữa hộp số tự động ô tô: Uy tín, an toàn, giá tốt

tìm hiểu chi tiết về vỉ van hộp số ô tô

Vỉ van hộp số ô tô là gì? Cấu tạo và những hư hỏng thường gặp

cao su chân hộp số ô tô là gì

Cao su chân hộp số ô tô là gì? Các hư hỏng và chi phí thay thế?

0988123456