Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Tìm hiểu hệ thống EBD – Phân phối lực phanh điện tử trên ô tô

Hệ thống EBD (Electronic Brakeforce Distribution) có tên gọi đầy đủ là hệ thống phân phối lực phanh điện tử, là một trong những tính năng gia tăng độ an toàn khi sử dụng xe, được trang bị trên hầu hết các dòng xe hơi hiện nay!

tìm hiểu chi tiết hệ thống ebd

Chúng ta biết rằng, lực phanh lý tưởng phân bố tại các bánh xe sẽ tỷ lệ với sự phân bố tải trọng tác dụng lên chúng. Tuy nhiên, đa phần động cơ thường lắp đặt ở phía trước nên tải trọng tại các bánh xe trước là lớn hơn. Mặt khác trong khi phanh, do quán tính nên tải trọng cũng sẽ được phân bố lại.

Điều này có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm như lốp xe mất độ bám đường, xe bị trượt, nghiêng về một bên, hay thậm chí bị lật… vô cùng nguy hiểm. Do đó, các nhà sản xuất xe đã nghiên cứu và áp dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử cho các dòng xe của mình.

Sau đây, gara 911 sẽ cùng bạn tìm hiểu hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động và công dụng của hệ thống này ra sao? Có những triệu chứng nào để nhận biết khi hệ thống phân bố lực phanh điện tử hư hỏng?… chi tiết nhất

Hệ thống EBD trên xe ô tô là gì?

Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD có tên đầy đủ là Electronic Brake Force Distribution, là hệ thống an toàn trên ô tô hỗ trợ phanh tự động. Trong đó, lực phanh trên mỗi bánh xe có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như tải trọng trên từng bánh, điều kiện đường xá, tốc độ của xe…

Ngày nay, hệ thống này được trang bị trên hầu hết các dòng xe hơi đời mới, là công nghệ an toàn vô cùng quan trọng gần như không thể thiếu (1).

Ngoài ra, EBD còn có tác dụng ngăn ngừa và triệt tiêu sự mất kiểm soát xe, giúp duy trì trạng thái cân bằng trong mọi trường hợp. Từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn .

Cấu tạo của hệ thống phanh EBD

cấu tạo của hệ thống ebd

Hệ thống phanh EBD được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau, cụ thể như sau:

1. Bộ điều khiển trung tâm ECU:

Là bộ điều khiển điện tử tiếp nhận thông tin từ các cảm biến. Bộ điều khiển này được sử dụng để so sánh tốc độ của bánh xe với tốc độ của xe. Nếu như phát hiện ra bánh xe nào có dấu hiệu trượt, hệ thống EBD sẽ sử dụng bộ điều chỉnh lực phanh tác động lên bánh xe, để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại.

2. Cảm biến tốc độ bánh xe WSS (Wheel Speed Sensor):

Là thiết bị điện tử có khả năng theo dõi tốc độ của các bánh xe, cảm biến tốc độ bánh xe đó truyền tải thông tin này về bộ điều khiển trung tâm, nhằm phát hiện ra tình trạng bất thường khi phanh.

3. Bộ điều khiển lực phanh:

Được sử dụng để điều khiển lực phanh phù hợp nhất tới từng vị trí khác nhau.

4. Cảm biến độ lệch thân xe:

Cảm biến này đảm nhận nhiệm vụ đo vận tốc góc (chuyển dịch tự động) và độ giảm tốc theo mọi hướng của độ lệch xe khi bắt đầu vào cua, sau đó sẽ truyền tải tín hiệu tới bộ điều khiển trung tâm ECU để điều chỉnh lực phanh phù hợp nhất, nhằm đảm bảo tính ổn định của xe.

5. Cảm biến góc xoay vô lăng (cảm biến góc lái):

Cảm biến này đảm nhận nhiệm vụ ghi lại góc xoay của vô lăng, sau đó gửi tín hiệu về ECU để ECU có thể nhận biết được người lái đang muốn điều hướng xe về phía nào.

Nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối lực phanh điện tử

nguyên lý hoạt động của ebd

Hệ thống EBD sẽ hoạt động dựa trên sự điều khiển của ECU trung tâm. ECU sau khi tiếp nhận thông tin từ các cảm biến về góc tay lái, tốc độ vòng quay, tốc độ bánh xe, tải trọng và độ nghiêng của xe.

Nếu như nhận thấy xe có dấu hiệu nghiêng quá biên độ cho phép, thì hệ thống phân bố lực phanh điện tử sẽ được kích hoạt.

1. Hoạt động khi vào cua

Ví dụ, nếu như xe vào cua phải quá nhanh, cảm biến gia tốc ngang nhận thấy xe có dấu hiệu nghiêng về bên trái. Lúc này, ECU sẽ ngay lập tức tiếp nhận được tín hiệu từ cảm biến tải trọng với thông báo trọng lượng xe đang dồn về hai bánh xe phía bên trái.

Tại thời điểm này, nếu xe ô tô sắp mất lái, dù lái xe không kịp đạp phanh thì hệ thống phân phối phanh điện tử EBD sẽ tự động can thiệp để giảm gia tốc các bánh xe bằng cách mở các van dầu thắng.

Do xe đang đánh lái sang phải nên hệ thống phanh EBD sẽ gia tăng thêm lực phanh vào hai bánh trai, do trọng lượng xe đang dồn về bên trái.

Trên thực tế, nếu như xe không được trang bị hệ thống EBD thì cả 4 bánh xe sẽ tiếp nhận một lực phanh như nhau. Điều này khiến hai bánh phải nhận nhiều lực phanh hơn cần thiết. Từ đó làm xe mất cân bằng và trượt khỏi đường.

2. Khi phanh gấp

Trong một trường hợp khác, xe ô tô khi phanh gấp để tránh đâm phải chướng ngại vật phía trước. Lúc này, trọng lượng xe sẽ bị dồn về hai bánh trước, cộng thêm việc phải “gánh” thêm trọng lượng của động cơ.

Lúc này, bộ điều khiển ECU sẽ tự động điều chỉnh nhiều lực phanh hơn về hai bánh sau, để giúp xe gia tăng hiệu suất phanh tối ưu và quãng đường phanh ngắn nhất.

Công dụng của hệ thống EBD

công dụng của hệ thống phanh ebd

Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD có khả năng dồn lực phanh cho từng bánh xe cụ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bánh xe bị bó cứng.

Do đó, hệ thống phanh EBD luôn được kết hợp cùng với phanh ABS để hỗ trợ lẫn nhau. Nếu như EBD phải phanh tới ngưỡng mà bánh xe bị bó cứng, thì hệ thống ABS sẽ can thiệp để bánh xe đó lấy lại được gia tốc, giúp người lái vẫn làm chủ được tay lái.

Khác với phanh ABS, nhờ vào việc phân bố lực phanh lên các bánh xe khác nhau, nên phanh EBD sẽ giúp quãng đường phanh trở nên ngắn hơn. Có thể nói rằng, hệ thống phanh ABS và EBD là “cặp bài trùng” không thể thiếu trên mỗi chiếc xe hơi ngày nay.

Ưu và nhược điểm của EBD

Ưu và nhược điểm của phanh EBD sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc triển khai và áp dụng cụ thể:

Ưu điểm của EBD:

  • Giảm tối đa khoảng cách phanh.
  • Giúp xe hoạt động ổn định khi phanh hoặc cua gấp.
  • Loại bỏ đi những trường hợp khiến xe bị trượt bánh trong quá trình phanh.

Nhược điểm của EBD:

  • Hệ thống EBD được cấu tạo phức tạp, nên chi phí sản xuất và sửa chữa cũng sẽ cao hơn. Đồng thời chủ xe cũng phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  • Có những tình huống có thể xảy ra khi hoạt động của hệ thống kéo dài quãng đường phanh, từ đó có thể khiến phanh bị hư hỏng hoàn toàn.
  • Hệ thống phanh EBD chưa được hoàn hảo do không thể hoạt động trên các sườn dốc trơn trượt, nên nó vẫn sẽ tự động tắt trong điều kiện này khi xe chạy ở tốc độ thấp…

Các triệu chứng khi hệ thống EBD gặp phải lỗi

lỗi hệ thống phanh ebd

Rất khó để nhận biết được hệ thống phân bố phanh điện tử có đang gặp lỗi hay không. Thông thường, dấu hiệu hư hỏng duy nhất là đèn cảnh báo lỗi phanh trên bảng đồng hồ sáng lên.

Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác nguyên nhân thì cần phải có máy chẩn đoán lỗi để kiểm tra.

Đa phần lỗi ở hệ thống phanh EBD đều bắt nguồn từ hệ thống phanh (ABS, áp dầu phanh, đĩa phanh, má phanh…). Nguyên nhân có thể là do hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt như bụi bẩn và độ ẩm.

Nếu như nhận thấy dấu hiệu bất thường ở hệ thống phân phối lực phanh điện tử, để đảm bảo tối đa tính an toàn khi sử dụng xe, chủ xe nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục ngay.

Xem thêm: Hệ thống túi khí ô tô chi tiết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống EBD mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.

Nếu như bạn đang còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan tới sửa chữa ô tô, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn và giải đáp. Chúc các bạn lái xe an toàn!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 05:27, 22-05-2024
[Sassy_Social_Share]
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

gara bảo dưỡng điều hòa ô tô uy tín

Gara bảo dưỡng điều hòa ô tô: báo giá và quy trình chuyên nghiệp

lốc điều hòa ô tô là gì

Lốc điều hòa ô tô: Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp

chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô

Chi phí sửa chữa hộp số sàn ô tô đắt không? Gara nào uy tín?

gara sửa chữa hộp số tự động ô tô uy tín

Gara sửa chữa hộp số tự động ô tô: Uy tín, an toàn, giá tốt

tìm hiểu chi tiết về vỉ van hộp số ô tô

Vỉ van hộp số ô tô là gì? Cấu tạo và những hư hỏng thường gặp

cao su chân hộp số ô tô là gì

Cao su chân hộp số ô tô là gì? Các hư hỏng và chi phí thay thế?

0988123456