Cancel Preloader
Giờ làm việc: 8h00 - 17h30

Gara sửa chữa phanh ô tô tại Hà Nội uy tín: Quy trình và bảng giá

Hệ thống phanh có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe, vậy nên người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa phanh ô tô ngay khi nhận thấy chúng xuất hiện những dấu hiệu hư hỏng.

sửa chữa phanh ô tô

Hệ thống phanh đảm nhận chức năng giảm tốc hoặc dừng hẳn lại khi xe đang di chuyển, tùy theo mong muốn của người lái trong những trường hợp cụ thể riêng. Khi hệ thống phanh hư hỏng hay hoạt động kém hiệu quả, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân cũng như những người di chuyển cùng.

Hệ thống phanh ô tô là gì?

Phanh là một thiết bị dạng cơ học có khả năng giảm tốc độ chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát. Theo đó, phanh ô tô khi hoạt động sẽ giúp người lái có thể kiểm soát được tốc độ theo chủ định. (1)

cấu tạo của phanh xe ô tô

Ở thời điểm mới được phát triển, phanh chỉ là những khúc gỗ được gắn vào bánh xe ngựa. Người lái gạt đòn bẩy, khối gỗ sẽ tì vào bánh xe để giảm tốc độ quay.

Sau đó, để giảm đi sự nặng nề, hệ thống phanh bằng gỗ đã được thay thế bằng da và thép. Tuy nhiên, sự thay thế này cũng không thể mang lại độ hiệu quả như mong muốn, đồng thời nó còn tạo ra cả tiếng ồn khá khó chịu.

Vấn đề mà các nhà sản xuất xe hơi yêu cầu về hệ thống phanh là phải đảm bảo tính an toàn, không gây khó chịu và đồng thời đạt được tính thẩm mỹ cao.

Ngày nay, các dòng xe ô tô hiện đại đều đã được trang bị hệ thống phanh đĩa thủy lực để gia tăng tính an toàn, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho chiếc xe.

Hệ thống phanh ngày nay được cấu tạo bởi 4 bộ phận chính sau:

  • Bàn đạp phanh: Nơi tiếp nhận sự điều khiển của người lái.
  • Bầu trợ lực phanh: Bộ phận khuếch đại lực đạp phanh của người lái, từ đó mà người lái không cần phải sử dụng quá nhiều lực để đạp phanh.
  • Bình chứa dầu phanh, xylanh chính, van điều áp: Bộ phận giúp chuyển đổi lực tác động từ của người lái ở bàn đạp phanh, thành áp suất dầu phanh và phân phối tới từng hệ thống phanh ở bánh xe.
  • Phanh ở từng bánh xe: Bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc hãm tốc độ quay của bánh xe, qua đó giúp xe di chuyển chậm lại hoặc dừng hẳn theo ý muốn.

Tại sao cần sửa chữa phanh ô tô?

thời điểm sửa phanh ô tô cần biết

Như đã nêu ở trên, phanh xe ô tô đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe của người dùng. Khi hệ thống phanh hư hỏng hoặc hoạt động không hiệu quả, có thể sẽ xảy ra những tình huống vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, hệ thống phanh còn đảm nhận vai trò duy trì sự ổn định định hướng của xe thông qua các hệ thống như ABS hay ESP. (2)

Bởi vì có vai trò đặc biệt quan trọng như đã nêu ở trên, nên nếu chiếc xe ô tô của bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào thì bạn nên nhanh chóng mang xe tới các trung tâm sửa chữa hệ thống phanh ô tô uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Khi nào cần sửa chữa thắng ô tô?

Khi hệ thống phanh oto hư hỏng, chiếc xe sẽ xuất hiện những hiện tượng mà bạn có thể quan sát được trong khi điều khiển xe hoặc ngay cả khi không điều khiển xe:

1. Quan sát trong khi lái xe

Trong khi bạn đang điều khiển xe, nếu nhận thấy hệ thống phanh xuất hiện những hiện tượng dưới đây thì bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa phanh ô tô để được bảo dưỡng kịp thời:

đèn báo lỗi phanh xe ô tô

  • Đèn phanh luôn sáng: Nguyên nhân có khiến đèn phanh luôn trong trạng thái sáng khi xe vận hành, có thể là do công tắc phanh tay đang gặp vấn đề, dầu phanh thiếu hoặc cảm biến mức dầu phanh hư hỏng.
  • Xe bị đảo, nhào về một bên khi phanh: Nguyên nhân chính là do lực phanh giữa các bánh xe không đồng đều.
  • Phanh không hiệu quả: Nguyên nhân có thể là do má phanh quá cứng hoặc quá mềm, má phanh mòn không đều, bị air (không khí) trong đường ống, cơ cấu phanh bị kẹt…
  • Phanh bị bó: Do phanh phải làm việc với cường độ cao và liên tục khiến phanh có thể bị bó, hoặc cũng có thể là do kẹt pittong phanh, phanh không được bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách…, cũng có thể là do sử dụng sai loại mỡ bôi trơn trong một khoảng thời gian dài.
  • Khi phanh xuất hiện hiện tượng bàn đạp nhấp nhô: Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này có thể là do đĩa phanh mòn không đều, đĩa bị đảo. Lúc này khi đạp chân phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa làm cho bàn đạp xuất hiện tình trạng nhấp nhổ, rung giật.
  • Bàn đạp phanh đạp sát sàn: Nguyên nhân chính là do dầu phanh bị lẫn nước hoặc rò rỉ nên không tạo đủ áp lực cần thiết.
  • Hệ thống phanh xuất hiện tiếng kêu bất thường ngay cả khi không phanh: Do má phanh đã quá mòn, hoặc do khe hở giữa má phanh và trống phanh bị điều chỉnh sai lệch…
  • Xuất hiện tiếng kêu bất thường khi phanh: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do má phanh bị mòn, hoặc có thể là khi sửa chữa phanh ô tô, thay má phanh mới mà không láng đĩa.

2. Quan sát khi không lái xe

  • Khi máy chưa nổ, đạp chân phanh mà không thấy cứng: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do phanh bị air, hoặc hệ thống phanh đang gặp vấn đề.
  • Đường ống dầu phanh bị rạn/nứt: Nếu xuất hiện hiện tượng này, bạn nên nhanh chóng mang xe tới các trung tâm sửa chữa hệ thống phanh để được kiểm tra và khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo tính an toàn khi xe vận hành.
  • Kiểm tra mức dầu phanh: Nếu dầu phanh bị hao hụt, hoặc lẫn cặn bẩn thì hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả hoặc không thể hoạt động.

kiểm tra mức dầu phanh ô tô

Quy trình sửa chữa hệ thống phanh ô tô như thế nào?

Để đảm hệ thống phanh oto luôn trong trạng thái hoạt động hiệu quả, các chủ xe nên thường xuyên bảo dưỡng hệ thống phanh theo định kỳ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng sửa chữa phanh ô tô tại các gara sửa chữa xe ô tô chuyên nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo khi chúng gặp vấn đề:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của bàn đạp phanh.
  • Kiểm tra bầu trợ lực phanh.
  • Kiểm tra chiều cao cần phanh đỗ, đèn báo phanh.
  • Kiểm tra dầu phanh.
  • Kiểm tra chảy dầu của tổng phanh.

kiểm tra tổng quát phanh xe ô tô

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hệ thống phanh

  • Tiến hành tháo rời 4 bánh xe.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động, chảy dầu, nứt ống… của ống mềm dầu phanh phía trước
  • Tháo má phanh, tháo cụm pittong và xylanh bánh xe
  • Kiểm tra tình trạng má phanh: xem phanh có hư hỏng, nứt vỡ nào hay không và đo bề mặt má phanh.
  • Vệ sinh má phanh bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Bôi mỡ má phanh vào các vị trí: tấm chống ồn, gờ trượt…
  • Kiểm tra cụm pittong và xylanh phanh 2 bánh trước.
  • Kiểm tra tình trạng đĩa phanh: sọc, mòn không đều…
  • Lắp má phanh, lắp cụm pittong và xylanh 2 bánh trước
  • Kiểm tra xem ống có bị rò rỉ hay nứt vỡ nào hay không.
  • Kiểm tra tình trạng guốc phanh.
  • Vệ sinh guốc phanh và tang trống.
  • Bôi mỡ má phanh vào các vị trí tiếp xúc của guốc phanh và mâm phanh.
  • Kiểm tra tình trạng pittong và tang trống
  • Kiểm tra cụm pittong và xylanh phanh ở 2 bánh phía sau.
  • Kiểm tra tình trạng tang trống: sọc, mòn không đều.
  • Lắp tang trống phanh sau và cụm pittong/xylanh 2 bánh phía sau.
  • Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ nếu cần.

Bước 3: Lắp đặt lại bánh xe và kiểm tra lần cuối

  • Lắp đặt 04 bánh xe lại vào xe, xiết chặt các đai ốc với momen vừa đủ.
  • Sau khi đã hoàn tất bảo dưỡng hệ thống phanh, KTV sẽ tiến hành kiểm tra lại lần cuối và đổ thêm dầu phanh nếu cần.
  • Chạy xe kiểm tra phanh và xác nhận hoàn thành các thông số và kết quả.

Chi phí sửa chữa phanh ô tô bao nhiêu tiền?

chi phí sửa chữa phanh ô tô

Chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng phanh ô tô là khoảng 100.000 – 1.000.000 VNĐ. Mức giá này còn phụ thuộc vào từng dòng xe, mức độ hư hỏng và các phụ tùng cần thay thế.

Bạn có thể tham khảo bảng giá thay má phanh và láng đĩa phanh tại một số trung tâm bảo dưỡng phanh ô tô sau đây:

Loại xe Công thay má phanh Công bảo dưỡng phanh Công láng đĩa phanh
Phổ thông 100.000 nghìn/ bộ 200.000 nghìn/ xe 2 đĩa: 300.000 VNĐ
4 đĩa: 600.000 VNĐ
Cao cấp 150.000 nghìn/ bộ 300.000 nghìn/ xe 2 đĩa: 400.000 VNĐ
4 đĩa: 800.000 VNĐ

Đối với các trường hợp sửa chữa phanh xe hơi, tùy vào mức độ hư hỏng và những bộ phận phụ tùng của phanh cần phải thay thế mà gara sẽ đưa cho bạn một mức giá phù hợp. Các bạn nên tới gara kiểm tra phanh xe ô tô trực tiếp để có được kết luận và báo giá chi tiết chính xác nhất.

Một số hư hỏng thường gặp khi không sửa chữa phanh xe hơi

những hư hỏng của phanh ô tô

Do phải hoạt động trong điều kiện chịu áp lực và nhiệt độ cao do ma sát, vậy nên hệ thống phanh sau thời gian dài sử dụng sẽ phát sinh những hư hỏng. Nếu như bạn không bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống phanh xe ô tô, nó sẽ gặp phải một số trường hợp sau:

1. Phanh kém – phanh không ăn

Khi bạn đạp bàn đạp phanh mà cảm giác phanh không ăn như mong muốn, thì có thể mức dầu phanh đã hụt do rò rỉ, hoặc dầu phanh bị lẫn nước khiến áp suất tạo ra không đủ để cung cấp tới cơ cấu phanh.

Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra đường ống dầu, châm thêm hoặc thay dầu mới. Một số trường hợp cũng có thể là do bố thắng không làm việc.

Khi đạp phanh thấy nhẹ hoặc đã đạp hết chân phanh mà cảm thấy không hiệu quả thì nguyên nhân cũng có thể là do xylanh chính bị hỏng, hệ thống phanh hở khiến dầu lẫn không khí. Trong trường hợp này, bạn cần tiến hành xả gió trên cả 4 phanh để đẩy hết khí ra ngoài khi sửa chữa phanh ô tô.

2. Phanh xe hoạt động không ổn định

Hệ thống phanh phải luôn phản ứng đúng với lực mà người lái đạp vào chân phanh. Nếu như người lái đạp phanh và giữ trong khoảng thời gian dài, mà lực phanh xuất hiện nhanh rồi mất, thì khả năng cao má phanh, đĩa phanh đã hỏng cần được kiểm tra và thay mới nếu cần.

Khi thay, hãy thay toàn bộ cả trước và sau. Tránh thay một bên khiến các bánh xe chịu lực không đồng đều khi phanh, dẫn tới tình trạng lốp mòn không đều.

3. Đạp phanh thấy nặng nề

đạp phanh ô tô thấy nặng

Khi đạp phanh mà cảm thấy bàn đạp nặng, thì nguyên nhân thường là do bầu sẹc vô thắng bị hở hoặc hư hỏng khiến áp lực được tạo ra không đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp phanh.

Một nguyên nhân khác nữa khiến bàn đạp phanh nặng, có thể là do đường ống dầu phanh bị tắc khiến áp lực dầu tăng cao không thể truyền tới cơ cấu phanh.

Lúc này, người lái cần phải sử dụng một lực đủ mạnh để phanh xe. Khi hệ thống phanh gặp phải tình trạng tương tự như trên, bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa phanh ô tô chuyên nghiệp để kiểm tra, gia công bao kín sẹc vô thắng hoặc thay thế nếu cần.

4. Phanh bị bó

Sau khi đạp phanh và rút chân về, nhưng phanh vẫn không trả lại về vị trí ban đầu ngay thì có nghĩa rằng hệ thống phanh xe của bạn đã bị bó kẹt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do ắc thắng của hệ thống bị khô mỡ, hoặc do kẹt pittong heo thắng. Chúng khiến cho pittong không trở về được vị trí ban đầu khi buông chân phanh.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên kiểm tra lại ắc thắng, heo thắng, vệ sinh và bôi trơn bằng dầu bôi trơn để hệ thống hoạt động hiệu quả trở lại.

5. Hệ thống phanh phát ra tiếng kêu

Trên các dòng xe đời mới ngày nay đa phần đều được trang bị cơ cấu phanh đĩa ở hai bánh trước hoặc trên cả bốn bánh. Cơ cấu phanh tang trống thì được lắp đặt ở phía sau.

Đối với các dòng xe đời cũ, hệ thống phanh đĩa tại thời điểm đó chưa được hoàn thiện phanh tang trống nên khi đạp phanh thường nghe thấy tiếng kêu ken két. Đây là dấu hiệu báo rằng bố thắng mòn tới giới hạn và cần được thay mới.

Tuy nhiên, nếu như tiếng kêu không quá lớn và tần suất không liên tục, thì có thể là do đất cát đã lọt vào phía trong cơ cấu phanh. Sau khi vệ sinh sạch thì vấn đề liền được giải quyết.

Garage sửa phanh xe ô tô tại Hà Nội ở đâu uy tín?

gara sửa phanh ô tô tại hà nội uy tín 911workshop

Hệ thống phanh chiếc xe của bạn đang gặp phải những hư hỏng không mong muốn, mà vẫn chưa thể tìm được một địa chỉ sửa chữa phanh xe ô tô uy tín để gửi gắm? Hãy ghé thăm 911WorkshopGara sửa chữa hệ thống phanh xe ô tô uy tín và chuyên nghiệp tại Hà Nội, để trải nghiệm các gói dịch vụ sửa chữa phanh ô tô an toàn và chất lượng tại đây!

Là một trong số ít những gara chuyên sửa chữa hệ thống phanh xe ô tô trên các dòng xe đời mới, 911Workshop tự tin khẳng định có thể sửa chữa triệt để các pan bệnh trên hệ thống phanh xe mà quý khách đang gặp phải.

Đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí của một gara sửa chữa phanh xe đời mới cần phải có, từ con người, cơ sở vật chất, cho đến các trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa hệ thống phanh hiện đại nhất.

Ngoài ra, toàn bộ quy trình bảo dưỡng sửa chữa phanh xe ô tô tại 911Workshop đều được diễn ra một cách bài bản và chuyên nghiệp. Qua đó quá trình sửa chữa phanh oto được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, để tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa xuống mức thấp nhất cho khách hàng.

Vậy nếu chiếc xe của bạn đang gặp phải những hỏng ở hệ thống phanh mà vẫn chưa thể tìm được một đơn vị sửa chữa phanh ô tô tại Hà Nội ưng ý, hãy liên hệ ngay với 911Workshop để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Hân hạnh được đón tiếp quý khách!

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 11:05, 27-11-2022
[Sassy_Social_Share]
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

TIN LIÊN QUAN

gara chuyên sửa chữa hộp số ô tô

Gara chuyên sửa chữa hộp số ô tô tại Hà Nội uy tín và chuyên nghiệp

sửa chữa thước lái ô tô

Sửa chữa thước lái ô tô tại Hà Nội: Chi phí phục hồi và quy trình

garage sửa chữa động cơ ô tô

Garage sửa chữa động cơ ô tô uy tín tại Hà Nội [Quy Trình Bài Bản]

dịch vụ cứu hộ ô tô tại hà nội

Dịch vụ cứu hộ ô tô Hà Nội – Báo giá cẩu xe giao thông uy tín

phục hồi giảm xóc ô tô

Phục hồi giảm xóc ô tô (phuộc nhún) ở đâu tại Hà Nội? Nên thay?

sửa chữa khung gầm ô tô

Gara sửa chữa khung gầm ô tô ở đâu tốt? Quy trình, báo giá mới nhất

0988123456