Việc sửa chữa phanh ABS đối với các gara sửa chữa ô tô đời mới hiện nay không còn là vấn đề quá phức tạp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những gara chịu học tập và đầu tư thêm các kiến thức và các công cụ hỗ trợ sửa chữa ABS trên ô tô đời mới.
Trên các dòng xe ô tô đời mới ngày nay, phanh ABS được xem như là trang bị tiêu chuẩn của hệ thống an toàn trên xe ô tô không thể thiếu. Nếu xe không được trang bị ABS, khi tài xế đạp chân phanh mạnh và đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị bó cứng lại và không thể điều khiển được, từ đó dẫn tới tình trạng mất lái và rất nguy hiểm.
Để hiểu thêm về các thông tin về dịch vụ sửa chữa hệ thống phanh ABS trên xe ô tô, trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hệ thống phanh ABS!
Hệ thống phanh ABS là gì?
Phanh ABS được ra mắt tại Mỹ vào những năm cuối thập niên 1970. Kể từ khi ra mắt, trang bị này đã giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông cũng như giảm thiểu mức độ nghiêm trọng. (1)
ABS là từ viết tắt của Anti-Locking Brake System, nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh. Đây là một trong những trang bị an toàn chủ động nhằm giảm thiểu tối đa sự tổn thất và đảm bảo tính an toàn cho người dùng. (2)
Nếu bạn chú ý, đối với những xe được trang bị hệ thống phanh ABS thì sẽ có đèn tín hiệu hiển thị trên bảng điều khiển xe. Nhưng bạn hãy lưu ý, nếu đèn không sáng sau khi đã mở khóa trong khoảng 3 giây, thì có nghĩa rằng hệ thống ABS đang gặp vấn đề và bạn cần phải kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục.
Tại sao cần sửa chữa phanh ABS?
Việc di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn trượt… hay sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra khiến người lái bắt buộc phải đánh lái hoặc phanh gấp là điều không thể tránh khỏi. Hậu quả của những tình huống này là xe bị chệch làn đường, thậm chí xe còn có thể bị lật và va chạm với các phương tiện khác.
Đối với các xe được trang bị phanh ABS thì những trường hợp này sẽ được hạn chế tối đa. Hệ thống sẽ giúp các bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp. Đó là lý vì sao bạn nên sửa ABS ô tô ngay khi nhận thấy hệ thống này gặp phải hư hỏng.
Có nên tự kiểm tra và sửa phanh ABS trên ô tô tại nhà không?
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được các bài viết, các video nói về cách sửa phanh ABS tại nhà trên website/ youtube. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện công việc này tại nhà nếu như bản thân am hiểu về xe cộ, đồng thời phải có đầy đủ các công cụ hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa và xóa lỗi bằng máy chẩn đoán.
Còn nếu bạn tự ý sửa chữa phanh ABS ô tô nếu như không đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, thì trong quá trình sửa chữa rất có thể sẽ phát sinh thêm nhiều hư hỏng khác. Bởi việc sửa ABS ô tô không phải là ai cũng có thể thực hiện được, kể cả là đối với những a/e kỹ thuật mà không có đầy đủ các trang bị hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn cũng phải xóa đèn báo lỗi hoặc cũng có thể phải chạy Roadtest, cài đặt lại để hệ thống hoạt động lại bình thường. Nếu như bạn tự ý xóa đèn báo lỗi khi chưa khắc phục được hư hỏng, thì rất có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.
Khi nào cần sửa chữa hệ thống phanh ABS?
Về nguyên lý hoạt động, hệ thống phanh ABS hoạt động dựa trên tín hiệu tốc độ từ 4 bánh xe, được giám sát và gửi về hộp điều khiển bởi cảm biến tốc độ. Từ đó, hộp điều khiển sẽ so sánh những tín hiệu này với dữ liệu chương trình được lập trình sẵn bên trong hộp.
Khi hệ thống phát hiện ra các bánh xe đang trong trạng thái khóa cứng, hệ thống ABS sẽ điều khiển thủy lực đóng/mở các solenoid để giảm áp suất dầu phanh đưa tới bánh xe bị bó cứng và mở van khi cần thiết để dầu phanh lưu thông trở lại, từ đó đảm bảo bánh xe lăn đều trong khi hãm tốc, loại bỏ tình trạng bó cứng bánh.
Do hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao (do ma sát) với cường độ liên tục, nên phanh ABS không thể tránh khỏi những hư hỏng theo thời gian. Vậy nếu bạn nhận thấy phanh ABS trên xe của mình xuất hiện những hiện tượng sau đây, bạn nên mang xe tới các gara sửa ABS ô tô uy tín để được kiểm tra nhằm đảm bảo tính an toàn:
1. Hệ thống phanh ABS không hoạt động
Khi hệ thống phanh ABS không hoạt động, xe vẫn di chuyển và quá trình phanh của xe sẽ được thực hiện theo hệ thống phanh tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó sẽ không đảm bảo được tính an toàn trong quá trình phanh của người lái.
2. Sửa chữa phanh ABS khi bộ hãm cứng bị hỏng
Khi xe vận hành, mặc dù bạn không hề tác động vào bàn đạp phanh và cần phanh tay, nhưng bạn vẫn cảm nhận được xe bị cản trở rất lớn mặt dù điều kiện mặt đường hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân là do bộ hãm cứng bánh xe ABS đang bị kẹt hỏng, lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng nên má phanh liên tục tiếp xúc với tang trống. Nguyên nhân cũng có thể là do điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ) khiến hệ thống không hoạt động được bình thường.
3. Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên
Nguyên nhân là xe bộ hãm cứng bánh xe ABS bị kẹt hỏng một bên do áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe trái/phải không đồng đều. Hoặc cũng có thể là do má phanh dính nhiều dầu mỡ, khe hở má phanh và tang trống của hai bánh xe phải/trái khác nhau…
4. Phanh có tiếng kêu ồn khác thường ở cơ cấu phanh
Nguyên nhân: Bộ hãm phanh cứng bánh xe (ABS) bị kẹt hỏng. Cơ cấu phanh bao gồm má phanh bị mòn nhiều đến đinh tán rồi dẫn tới bề mặt má phanh chai cứng hoặc ổ bi moay ơ mòn vỡ.
Quy trình sửa chữa phanh ABS như thế nào?
Có rất nhiều chủ xe không biết được quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh ABS được diễn ra như thế nào. Điều này khiến họ cảm thấy không an tâm trước khi mang xe tới một gara nào đó để kiểm tra, bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống phanh.
Sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên quy trình sửa chữa và quy trình bảo dưỡng phanh ABS tại các gara chuyên sửa ABS ô tô để bạn đọc tham khảo!
1. Quy trình sửa phanh ABS tại các gara chuyên nghiệp
Thông thường khi sửa chữa hệ thống phanh ABS, đầu tiên các KTV sẽ sử dụng máy chẩn đoán để đọc mã lỗi, từ mã lỗi hiển thị trên máy chẩn đoán và truy xuất ra lỗi mà chiếc xe của khách hàng đang gặp phải trên hệ thống phanh ABS.
Sau đó, các KTV sẽ tiến hành tháo rời bánh bị lỗi mà không cần phải tháo toàn bộ ra để kiểm tra. Với sự hỗ trợ như máy đo kiểm, máy chẩn đoán đa năng… thời gian và chi phí sửa phanh ABS được cắt giảm hơn rất nhiều so với những gara không chuyên.
Sau khi đã khắc phục lỗi, các KTV sẽ chạy lại Roadtest và xóa đèn báo lỗi để hệ thống hoạt động lại bình thường.
2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh ABS ô tô
Dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ABS mà chúng ta có quy trình bảo dưỡng đúng chuẩn, sau khi đã khắc phục các lỗi của các kết cấu cơ học của hệ thống phanh.
- Kiểm tra và vệ sinh cảm biến ABS.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực.
- Kiểm tra các van điều khiển thủy lực.
- Kiểm tra bơm và hệ thống điều khiển bơm.
Sau khi đã hoàn tất bảo dưỡng hệ thống phanh, KTV tại trung tâm sửa chữa xe ô tô sẽ tiến hành kiểm tra lại lần cuối và đổ thêm dầu phanh nếu cần.
Chi phí sửa chữa phanh ABS bao nhiêu tiền?
Sửa phanh ABS bao nhiêu tiền? Cũng là một trong số những câu hỏi mà các chủ xe thường thắc mắc nhất. Tuy nhiên, giá cả sửa ABS ô tô còn phụ thuộc vào tình trạng thực của phanh, loại xe, đời xe, số chi tiết hư hỏng cần thay mới, chất lượng phụ tùng thay thế…
Mặt khác, các chủ xe khi sử dụng dịch vụ sửa phanh ABS thì thường họ sẽ sử dụng thêm cả gói bảo dưỡng tổng quát hệ thống phanh từ 300.000 vnđ tới 4.000.000 vnđ. Vậy nên, để biết được giá cả chính xác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với gara mà mình muốn tới để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Bạn có thể yên tâm, đa số những gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp đều sẽ miễn phí dịch vụ kiểm tra tổng quát, sau đó sẽ báo giá để khách hàng tham khảo. Nếu như cảm thấy chưa hài lòng thì bạn cũng có thể rời đi và quay lại nếu cần.
Một số hư hỏng thường gặp khi không sửa chữa phanh ABS
Phanh ABS thông thường sẽ có tuổi thọ từ 48.000 – 80.000 km. Nếu như ít sử dụng hoặc hoạt động trong điều kiện ít bụi bẩn, mưa gió… thì tuổi thọ của chúng có thể được kéo dài hơn.
Nhưng nếu như sử dụng thường xuyên thì mà không được bảo dưỡng/sửa chữa thì chúng cũng rất dễ hư hỏng và gây không ít phiền toái cho chủ xe mỗi khi lưu thông. Thậm chí, nếu như không sớm nhận biết và khắc phục thì chủ xe có thể sẽ mất một khoản kha khá để sửa chữa về sau.
Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở hệ thống phanh ABS nếu như chủ xe không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa:
1. Đèn báo lỗi phanh ABS sáng
Đây là dấu hiệu mà ai cũng có thể nhận biết được. Khi đèn ABS báo sáng thì có nghĩa rằng ABS đang gặp trục trặc, hệ thống sẽ ghi lại trục trặc này dưới dạng mã lỗi và thông báo tới người lái bằng cách kích hoạt đèn ABS sáng.
2. Lỗi cầu chì ở hệ thống ABS
ABS cũng thuộc hệ thống điện trên xe ô tô, nó được điều khiển và bảo vệ bởi cầu chì. Cầu chì sẽ hư hỏng nếu như có dòng điện vượt quá định mức chạy qua hoặc là cầu chì đã quá cũ.
Khi cầu chì của hệ thống ABS cháy, đèn báo lỗi ABS cũng sẽ sáng để thông báo tới người dùng. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể lựa chọn cách là thay mới cầu chì và nếu như thay mới mà cầu chì lại tiếp tục cháy, thì nguyên nhân có thể là do hệ thống đã bị ngắn mạch tại motor bơm hoặc bộ điều khiển.
3. Lỗi cảm biến tốc độ bánh xe
Trên mỗi bánh xe đều sẽ được trang bị một cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến này có nhiệm vụ ghi nhận vận tốc của bánh xe, đồng thời sẽ gửi tín hiệu tới bộ điều khiển của hệ thống phanh ABS. Nếu như có một trong số các cảm biến đang gặp lỗi thì đèn báo lỗi ABS cũng sẽ sáng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lỗi cảm biến có thể là do cảm biến đã quá bẩn, gỉ sét, hoặc má phanh quá mòn cũng sẽ khiến tín hiệu mà cảm biến tiếp nhận từ bánh xe bị sai lệch. Bạn có thể tới các gara sửa chữa phanh ABS để nhờ các KTV tại đây kiểm tra và vệ sinh giúp bạn, hoặc bạn cũng có thể tự thực hiện công việc này tại nhà.
4. Lỗi roto của cảm biến ABS
Cảm biến tốc độ đảm nhận vai trò truyền đạt tín hiệu ghi nhận tốc độ của bánh xe và gửi tới bộ điều khiển dưới dạng xung. Dạng xung này được tạo ra bởi hoạt động quay của roto của cảm biến được lắp đặt cố định ngay bánh xe.
Hệ thống sẽ xác định là lỗi nếu như các răng của roto bị mất hoặc roto bị hỏng khiến tín hiệu phản hồi về từ các bánh là khác nhau. Lỗi này cũng sẽ khiến đèn báo lỗi ABS sáng.
Như chúng ta thấy, tất cả các lỗi liên quan tới hệ thống phanh ABS thì đèn cảnh báo đều sẽ sáng để thông báo tới người dùng. Có những lỗi mà bạn chỉ cần vệ sinh sạch là đã có thể hoạt động bình thường. Nhưng cũng có những lỗi rứa phức tạp, phải có sự can thiệp tới từ máy chẩn đoán thì mới có thể xác định được.
Vậy nên, khi nhận thấy đèn cảnh báo ABS sáng, bạn nên mang xe tới các gara sửa phanh ABS chuyên nghiệp để các KTV nơi đây tiến hành kiểm tra, xác định lỗi và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp nhất.
Gara sửa phanh ABS xe ô tô ở đâu uy tín?
Hệ thống phanh ABS xe của bạn đang gặp phải những hư hỏng không mong muốn, mà vẫn chưa thể tìm được một địa chỉ sửa chữa phanh ABS xe ô tô uy tín để gửi gắm? Hãy ghé thăm 911Workshop – Gara sửa chữa hệ thống phanh ABS uy tín và chuyên nghiệp tại Hà Nội, để trải nghiệm các gói dịch vụ về phanh ABS ô tô an toàn và chất lượng tại đây!
Là một trong số ít những gara chuyên sửa phanh ABS trên các dòng xe đời mới, 911Workshop tự tin khẳng định có thể sửa chữa triệt để các pan bệnh trên hệ thống phanh xe mà quý khách đang gặp phải.
Đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí từ con người, cơ sở vật chất, cho đến các trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa hệ thống phanh hiện đại nhất. Ngoài ra, toàn bộ quy trình bảo dưỡng sửa chữa phanh xe ô tô tại 911Workshop đều được diễn ra một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Qua đó quá trình sửa phanh ABS oto được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, để tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa xuống mức thấp nhất cho khách hàng.
Vậy nếu chiếc xe của bạn đang gặp phải những hỏng ở hệ thống phanh ABS mà vẫn chưa thể tìm được một đơn vị sửa chữa phanh ABS ưng ý, hãy liên hệ ngay với 911Workshop để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Hân hạnh được đón tiếp quý khách!